Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

3 năm trước Kiến thức vách ngăn

Khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật, người thi công cần đặc biệt tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, hỗ trợ họ được sinh hoạt thoải mái và ngăn ngừa các trường hợp té ngã, tai nạn nghiêm trọng. Trong bài viết này, cùng khám phá các quy tắc cơ bản khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật.

Đường dốc, lối ra vào nhà vệ sinh

Đường dốc

  • Độ dốc cho phép từ 1/10 đến 1/33.
  • Chiều rộng đường dốc không được nhỏ hơn 1000mm.
  • Bố trí chiếu nghỉ khi chiều dài đường dốc lớn hơn 9000mm. Chiều dài chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2000mm và ở các khoảng cách đều nhau không quá 9000mm.
  • Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn.

Lối ra vào

  • Lối ra vào có bậc phải đảm bảo những yêu cầu sau:
  • Chiều cao bậc cho phép 120mm đến 160mm.
  • Bề rộng mặt bậc cho phép 300mm đến 400mm.
  • Không dùng bậc thang hở.
  • Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc phía trên cùng.
  • Nếu bậc thềm quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải bố trí tay vịn.

Bệ xí nhà vệ sinh đạt chuẩn

  • Phòng vệ sinh cho người tàn tật phải được lắp đặt xí bệt. Có thể dùng rèm kéo hoặc các tấm ngăn để phân cách với các bộ phận khác.
  • Độ cao lắp đặt bệ xí cách mặt sàn từ 400mm đến 450mm. Khoảng cách từ mép trước của bệ xí đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh không nhỏ hơn 760mm. Khoảng cách từ đường trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất không nhỏ hơn 460mm.

Lắp đặt chậu rửa phù hợp với tầm với của người khuyết tật

Chiều cao lắp đặt chậu rửa trong khu vệ sinh không lớn hơn 800mm từ phần cao nhất từ mép chậu đến mặt sàn. Chiều rộng của chậu rửa và phần xung quanh không nhỏ hơn là 600mm. Chậu rửa và mặt bằng xung quanh được điều chỉnh phù hợp có độ cao từ 800mm. Độ sâu của chậu rửa tối đa 165mm. Chậu rửa nhiều khoang có ít nhất một khoang theo quy định này. Phía dưới chậu rửa sẽ không được có bề mặt sắc nhọn hoặc thô ráp.

Tay vịn nhà vệ sinh chất lượng, dễ nắm

  • Tay vịn nhà vệ sinh phải có ở mỗi bên của bất kì đường dốc nào và được bố trí liên tục ở cả hai bên đường dốc.
  • Tay vịn phải dễ nắm và được liên kết chắc chắn với tường. Nên dùng tay vịn tròn đường kính từ 25mm đến 50mm và được lắp đặt ở độ cao 900mm so với mặt sàn. Đối với người ngồi xe lăn, khoảng cách từ mặt sàn đến tay vịn là 750mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40mm. 
  • Tay vịn phải có màu sắc tương phản với màu của tường để người khuyết tật dễ phân biệt.
  • Trong trường hợp bố trí hai tay vịn một bên thì cao độ tay vịn trên là 900mm, cao độ tay vịn dưới là 650mm tính từ mặt sàn.
Từ khoá
Bài viết cùng chủ đề
4 Lý do nên chọn vách ngăn di động
4 Lý do nên chọn vách ngăn di động

Thay vì sử dụng tới những bức tường để ngăn cách không gian thì hiện nay nhiều nhà hàng, quán ăn, văn phòng, cơ quan ưa chuông vách ngăn di động

3 năm trước vách ngăn di động
Tất tần tật về thi công vách ngăn tiểu nam trong nhà vệ sinh đạt chuẩn
Tất tần tật về thi công vách ngăn tiểu nam trong nhà vệ sinh đạt chuẩn

Vách ngăn tiểu nam hiện nay là một phần không thể thiếu trong đời sống, nhất là những nơi công cộng. Nhằm mang đến sự riêng tư và kín đáo cho nam giới

3 năm trước vách ngăn compact vách ngăn vệ sinh tấm compact vách ngăn nhà vệ sinh vách ngăn toilet
Vách ngăn vệ sinh là gì?
Vách ngăn vệ sinh là gì?

Là một hệ thống các tấm vách ngăn được lắp đặt trong các khu vệ sinh hiện đại thay thế cho những nhà vệ sinh cổ điển được xây bằng gạch, xi măng

3 năm trước vách ngăn compact vách ngăn vệ sinh tấm compact