Phân biệt tấm compact hpl với ván ép hdf

3 năm trước Kiến thức vách ngăn

Tấm Compact HPL có tên khoa học là Solid melamine Phenolic, là tấm cứng và chắc, bên trong có lõi đặc màu đen, bên ngoài được phủ Melamine resine.

Cấu tạo của tấm Compact HpL gồm 4 lớp:

  1. Lớp bề mặt nhựa trong suốt
  2. Lớp keo công nghiệp
  3. Lớp giấy trang trí Melamine resine
  4. Lớp giấy Kraft: gồm nhiều lớp giấy kraft nhỏ vụn và được ép trộn vào keo Phenolic rồi được chồng lên nhau tạo thành hỗn hợp vững chắc chịu lực chịu ăn mòn hóa học.

Áp dụng công nghệ sản xuất tấm Compact HPL

Tấm Compact HPL được sản xuất bằng công nghệ ép nén nhiệt độ cao và áp suất cao (ở điều kiện nhiệt độ 1581 độ C và áp suất 1435 psi và  theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ) trên dây chuyền áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại trong môi trường chân không hoàn toàn cách biệt, các lớp giấy Kraft đã được làm vụn và nát, ngâm tẩm qua keo Phenolic và lớp giấy trang trí Melamine, tạo thành một tấm compact hpl nén chắc chắn có khả năng chịu nước 100% chịu lửa hoá chất và dùng làm vách ngăn compact cũng như các vật liệu chịu nước khác để thay thế cho gỗ mfc mdf .

tấm compact

Tìm hiểu thêm về tấm Compact HPL giả hay ván ép HDF?

Tấm ván ép HDF hay còn gọi là tấm giả compact có tên viết tắt là High Density Fiberboard, trên thị trường vẫn gọi tấm HDF bằng tên tấm giả Compact hpl, tấm Compact hpl nhẹ

Cấu tạo của tấm HDF bao gồm 3 lớp

  1. Lớp bề mặt phủ melamine resine trong suốt
  2. Pheolic
  3. Bột gỗ được xử lý vụn thành hạt li ti và ép keo dưới áp suất và nhiệt độ cao.

Công nghệ sản xuất tấm HDF

Để sản xuất HDF cần dùng rất nhiêu gỗ, gỗ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao và áp suất cao, từ khoảng 2000C, Gỗ được sấy khô hết nước và xử lý hết nhựa, với dây chuyền xử lý hiện đại, bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên nguyên khối, bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, chịu ẩm, và hóa chất nhẹ, được nhuộm đen giống lõi giấy kraft của tấm Compact hpl, sau đó được ép dưới áp suất cao (850 kg/cm2) để tạo ra tấm HDF, tấm HDF.

Sau khi đã được hoàn thành thì chuyển qua khâu xử lý bề mặt và sau đó sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế nguyên bản, cán phủ lớp tạo vân gỗ hoặc màu sắc khác giống như màu của tấm compact hpl đăng có, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng keo Melamine resine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

Mật độ ép nén áp suất càng cao, tấm HDF càng cứng và chắc, nhìn càng giống với tấm Compact HPL. Tấm HDF có kích thước từ 1220mm x 2400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Nhận biết tấm HDF (compact hpl giả) bằng mắt thường)

Nhìn vào lõi HDF ta có cảm giác của bột gỗ vì lõi có màu đen, khi dùng móng tay cạo lên bề mặt lõi sẽ để lại vết móng tay cạo và có thể dính bột lên tay. Trong khi lõi tấm Compact HPL mịn và cứng, không để lại dấu vết nếu dùng móng tay ấn, cạo không ảnh hưởng gì, không tạo ra mọt bột.

Trọng lượng tấm Compact nặng hơn tấm HDF, một tấm Compact khổ 1220 x1830x12mm nặng 48,5kg/tấm, trong khi đó cũng kích thước này tấm HDF chỉ nặng có 24,5kg/tấm.

Phân biệt tấm compact HPL và tấm ván ép HDF (tấm giả Compact HPL)

Tấm Compact HPL chịu nước 100% không cháy và không bị tan chảy ở 85 độ C, thường được các nhà thi công quen gọi là “Tấm Compact” một số dân kỹ thuật gọi nó là Laminate vì họ không biết tên chính thức của nó, được sử dụng phổ biến để làm vách ngăn nhà vệ sinh hoặc vách ngăn phòng tắm.

Hiện nay, trên thị trường vật liệu để thi công vách ngăn nhà vệ sinh, có nhiều loại tấm có thể làm vách ngăn vệ sinh như mfc , mdf phủ lamiante, HDF nhưng có tính năng chịu nước hoàn toàn rất thấp không giống như tấm Compact HPL nhưng một số nhà cung cấp vẫn gọi là tấm Compact.

Đặc điêm phân biệt 2 loại tấm Compact HPL và Composite (xem thêm)

Cấu tạo tấm vách ngăn nhựa composite khác với các loại nhựa khác như PE, PP, PVC,…. Đặc biệt là compact HPL. Do tấm compact HPL còn có tên gọi khác nữa là tấm compact laminate nên khiến nhiều người dễ bị nhầm với tên gọi composite.

Vách ngăn compact HPL có cấu tạo lõi là tấm lõi đặc, rất cứng, được tạo thành từ các thành phần giấy kraft, giấy màu trang trí và nhựa phenolic (thành phần quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm tấm). Bề mặt tấm compact phủ Melamine với khả năng chống nước 100%, chống trầy xước, chống nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh nên rất an toàn với người sử dụng. Bề mặt được phủ Laminate chống xước, chống nấm mốc, đảm bảo tính chịu nước cho sản phẩm.

Vật liệu nhựa composite gồm một hay nhiều vật liệu thành phần gián đoạn phân bố trong một vật liệu nền liên tục duy nhất. Vật liệu thành phần gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường trộn vào vật liệu nền nhằm làm tăng tính kết dính, chống mòn, chống xước,…

Composite được dùng làm cửa cho các hộ gia đình, cửa gỗ nhựa composite. Còn tấm Compact HPL được sử dụng phổ biến nhất trong nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng như bệnh viện, khu công nghiệp, trường học, nhà máy, khu văn phòng,…

Compact và composite là hai loại vật liệu khác nhau hoàn toàn từ cấu tạo đến ứng dụng thực tế.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết cùng chủ đề
Cấu tạo của vách ngăn vệ sinh
Cấu tạo của vách ngăn vệ sinh

Vách ngăn nhà vệ sinh compact HPL thường được biết đến với tên gọi khác là Solid Phenolic

3 năm trước vách ngăn vệ sinh tấm compact
Vách ngăn văn phòng nỉ màu xanh lá
Vách ngăn văn phòng nỉ màu xanh lá

Vách ngăn văn phòng nỉ màu xanh mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên, màu xanh mang đến sự gần gũi, hài hoà

3 năm trước vách ngăn văn phòng vách ngăn nỉ
4 Lý do nên chọn vách ngăn di động
4 Lý do nên chọn vách ngăn di động

Thay vì sử dụng tới những bức tường để ngăn cách không gian thì hiện nay nhiều nhà hàng, quán ăn, văn phòng, cơ quan ưa chuông vách ngăn di động

3 năm trước vách ngăn di động